Ngày 8/12/2023 Phòng giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thành công buổi sinh hoạt chuyên môn cấp huyện học kỳ I. Tham dự, chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Thị Huệ - chuyên viên phòng GDMN-TH Sở Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Đặng Thị Ngọc Hà- Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, các đồng chí cán bộ chuyên môn mầm non, đại diện cán bộ quản lý và giáo viên của 26 trường MN trong toàn huyện cùng tham dự.
Việc tích hợp theo tiếp cận STEM trong dạy học đây là một hoạt động giáo dục mới đối với các trường mầm non trong huyện Điên Biên, nhiều giáo viên mới còn đang tìm hiểu, còn bỡ ngỡ, chưa mạnh vận dụng phương pháp dạy học mới vào các hoạt động giáo dục của trẻ. Chính vì lẽ đó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên đã lựa chọn 02 hoạt động giáo dục: Hoạt động tạo hình tích hợp STEM thiết kế theo quy trình EDP do trường MN xã Thanh Xương thực hiện; Hoạt động KPKH tích hợp STEM thiết kế theo quy trình 5E do trường MN xã Thanh Hưng thực hiện.
Tiếp cận STEM trong giáo dục mầm non là một quan điểm sư phạm dựa trên cách tích hợp các thành tố khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào các hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non nhằm khuyến khích trẻ em tự xây dựng kiến thức về thế giới xung quanh bằng cách quan sát, điều tra và đặt câu hỏi từ đó tăng cường hiểu biết của trẻ về các khái niệm cơ bản trong các lĩnh vực của STEM và khả năng vận dụng hiểu biết đó vào thực tiễn, cải thiện khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề của trẻ.
Có ít nhất 2 thành tố khoa học, công nghệ, kĩ thuật hoặc toán học được tích hợp trong hoạt động và không làm thay đổi bản chất của hoạt động chính. Các hoạt động giáo dục tích hợp cởi mở với những quan điểm khác nhau, đánh giá cao những quan điểm mới và khả năng phản biện của trẻ em để đạt được tiến bộ. Các hoạt động giáo dục tích hợp coi trọng sự hợp tác giữa giáo viên và trẻ em, giữa trẻ em với nhau; giữa nhà trường với gia đình trẻ và cộng đồng.
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Hà- Phó trưởng phòng phát biểu chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn học kỳ I năm học 2023-2024
Tại buổi sinh hoạt chuyên môn đồng chí Đặng Thị Ngọc Hà- Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong việc tổ chức cho trẻ khám phá, trải nghiệm, tiếp thu kiến thức bài học của trẻ theo hướng tiếp cận giáo dục STEM. Khuyến khích đội ngũ CBQL, GV tiếp tục phát huy việc đưa ứng dụng các phương pháp dạy học tiến tiến vào trong tổ chức các hoạt động cho trẻ đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay
Đồng chí Nguyễn Thị Huệ- Chuyên viên phòng Giáo dục MN-TH Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu định hướng cách tích hợp giáo dục tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo
Đồng chí Nguyễn Thị Huệ - Chuyên viên Phòng Giáo dục Mầm non – Tiểu học Sở giáo dục và Đào tạo đã định hướng làm rõ hơn về phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận STEM, đồng chí phân tích cụ thể cho cán bộ quản lý và giáo viên hiểu rõ và phân biệt thế nào là dạy học theo quy trình 5E và dạy học theo quy trình EDP, định hướng về cách tạo môi trường STEM chú trọng về các nguyên vật liệu mở, trân trọng sản phẩm của trẻ tạo ra để tạo môi trường cho trẻ
Qua buổi sinh hoạt chuyên đề các cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường mầm non của huyện đã hiểu rõ hơn về nội dung và cách thức ứng dụng tích hợp phương pháp STEM vào giảng dạy sao phù hợp với từng hoạt động, góp phần nâng cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những kỹ năng phương pháp dạy học mới.
Trẻ tự thảo luận vẽ bản thiết kế quy trình thực hiện – Trường MN xã Thanh Xương
Nhóm thiết kế ống nhòm đồ dùng chiến sỹ tý hon – Trường MN xã Thanh Xương
Nhóm thiết kế của các bé lớp MG lớn A trường MN xã Thanh Xương
Nhóm thiết kế áo choàng bằng các nguyên vật liệu khác nhau của các bé lớp MG lớn A trường MN xã Thanh Xương
Sản phẩm ống nhòm tự thiết kế của các bé lớp MG lớn A trường MN xã Thanh Xương
Sử dụng sản phẩm tự thiết kế của các bé lớp MG lớn A trường MN xã Thanh Xương Chơi “đánh trận giả”
Hoạt động Khám phá khoa học Thiết kế theo quy trình dạy học 5E “Trồng rau từ gốc/rễ” do trường MN xã Thanh Hưng
Hoạt động Khám phá khoa học: các bé thực hành trải nghiệm trồng cây từ Gốc/rễ
Hoạt động Khám phá khoa học Thiết kế theo quy trình dạy học 5E “Trồng rau từ gốc/rễ” do trường MN xã Thanh Hưng thực hiện.
Nguồn tin: Triệu Thuỳ Chinh
Phòng Giáo dục và Đào tạo – huyện Điện Biên