banner
chu nhap nhay 2
 

Giới thiệu về Điện Biên

Vị trí địa lý tỉnh Điện Biên
 
Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 9.542,289 kmchiếm 2,89% diện tích cả nước. Toạ độ địa lý: 20054’- 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ - 103036’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 500km đường bộ. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5 km. Điện Biên có 9 đơn vị hành chính (01 Thành phố, 01 Thị xã và 07 huyện) với 21 dân tộc sinh sống.

Văn hóa - Xã hội
 
Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao
Văn hoá, thông tin: Những di tích và các giá trị văn hoá vật thể cũng như văn hóa phi vật thể, đặc biệt là bản sắc văn hoá các dân tộc luôn đư­ợc gìn giữ và phát huy. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá và bản làng văn hoá, đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 800 bản làng đăng ký đạt tiêu chuẩn bản làng văn hoá, trong đó được công nhận đạt tiêu chuẩn 568 làng, bản. Các lễ hội, các trò chơi dân gian truyền thống được giàn giữ và khôi phục tiêu biểu là các lễ hội của đồng bào Thái, Mông, lễ hội đền Hoàng Công Chất… Sóng truyền hình Việt Nam phủ được cho 84% dân số, sóng truyền hình Tỉnh phủ được cho 67% dân số; Sóng phát thanh Việt Nam phủ được cho 98,8% dân số, sóng truyền hình Tỉnh phủ được cho 48% dân số.
Giáo dục - đào tạo:
Giáo dục: Toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ. Chương trình phổ cập THCS được triển khai thực hiện từ năm 2001, đến cuối năm 2007 đã có 72/106 xã, phường đạt chuẩn phổ cập THCS. Đến nay toàn tỉnh có 372 cơ sở giáo dục các cấp gồm: 89 trường mầm non; 146 trường tiểu học; 111 trường THCS; 18 trường THPT; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 6 TTGDTX huyện , 1 TT. Kỹ thuật tổng hợp - học nghề. Hệ thống các trường, lớp mẫu giáo mầm non trong toàn tỉnh nói chung và ở các xã vùng cao biên giới, các xã đặc biệt khó khăn nói riêng được củng cố và mở rộng. Đến nay 100% các xã đã có trường mẫu giáo hoặc lớp mẫu giáo gắn với các trường tiểu học; tỉnh đã cơ bản xoá hoàn toàn xã trắng về giáo dục mầm non.
Đào tạo: Hệ thống các trường đào tạo đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt cho học sinh, sinh viên. Toàn tỉnh hiện có 1 trường dạy nghề, 1 trường Cao đẳng Sư phạm và 2 trường Trung học chuyên nghiệp (1 trường Trung học Y tế, 1 trường Trung học Kinh tế kỹ thuật tổng hợp). Hình thức đào tạo nghề có nhiều tiến bộ, nhiều ngành nghề mới được xây dựng chương trình và đưa vào giảng dạy, từng bước đáp ứng yêu cầu về lao động có tay nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài việc tự đào tạo, tỉnh còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội như: Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học Nông nghiệp, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông... để đào tạo cho đội ngũ cán bộ và con em trong tỉnh.
Khoa học - công nghệ và môi trường
Khoa học - công nghệ: Công tác khoa học - công nghệ và quản lý tài nguyên - môi trường đã có những triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Một số đề tài, dự án ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất như: Trong nông nghiệp và thủy sản, đã tuyển chọn và đưa vào sản xuất tập đoàn giống mới có năng suất chất lượng tốt như: giống lúa, giống ngô, giống đậu tương, giống nấm, tập đoàn giống cây ăn quả và các giống bò, lợn, gà, tôm, cá... góp phần đưa năng suất cây trồng, vật nuôi tăng 15 - 20%. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực khoa học - công nghệ và quản lý tài nguyên - môi trường ở Điện Biên vẫn còn nhiều yếu kém so với các địa phương khác trong vùng và cả nước, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 Môi trường: Môi trường không khí, chất lượng môi trường không khí của Điện Biên chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu SO2, NO2, Co, NO, CO2, H2S, CH4 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn cũng chỉ xảy ra cục bộ tại một vài khu đô thị và tập trung dân cư. Môi trường nước, nguồn nước của các hồ chứa trong tỉnh hiện tại đều chưa bị ô nhiễm. Song nước của một số sông suối chính ở vùng lòng chảo Điện Biên, thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên Đông, thị xã Mường Lay... đã có biểu hiện ô nhiễm Nitrit, Colifom, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, COD, BOD... do nước thải của các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải trực tiếp ra sông, suối. Nguồn nước ngầm trong tỉnh, nhất là ở các khu vực Điện Biên, Tuần Giáo cũng đã có biểu hiện ô nhiễm Nitrit, Colifom... do hầu hết các nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý triệt để và việc khai thác sử dụng nước ngầm tự phát, không đúng kỹ thuật. Môi trường đô thị, do hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải ở các đô thị trong tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu nên chất lượng môi trường đô thị cũng đang có biểu hiện ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động giao thông và các cơ sở sản xuất cũng xảy ra thường xuyên. Hiện nay việc thu gom các chất thải rắn mới đạt 60% tổng thải. Toàn tỉnh chưa có quy hoạch các bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn vệ sinh, các rác thải chỉ được tập trung và xử lý bằng hình thức chôn lấp đơn giản nên đang gây ô nhiễm môi trường. Môi trường nông thôn, đến nay tỷ lệ hộ trong toàn tỉnh có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm khoảng 25 - 30%, số hộ dân sử dụng nước sạch đạt  57% (bao gồm nước máy, hệ thống tự chảy, lu, mó...).
Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được quan tâm chú trọng, đạt được nhiều thành quả trên mọi mặt cả về số lượng và chất lượng phục vụ. Tính đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 10 bệnh viện (1 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 1 bệnh viện khu vực, 1 bệnh viện Lao và bệnh Phổi, 1 bệnh viện y học cổ truyền, 6 bệnh viện tuyến huyện), 1 khu điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong, 9 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 1 công ty cổ phần dược vật tư y tế, 19 phòng khám đa khoa khu vực và 106/106 xã có trạm y tế xã, phường, thị trấn, với tổng số 1.303 giường bệnh, quân có 27,8 giường bệnh/1 vạn dân. Số bác sỹ/1 vạn dân là 4,6; số dược sỹ/ 1 vạn dân là 0,34. Các bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh được đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị khá hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu khám chữa bệnh. Riêng bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã còn nhiều khó khăn thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và thiết bị khám chữa bệnh.
Mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo
Thực hiện việc lồng ghép các chương trình dự án và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo của Nhà nước và của tỉnh; đời sống nhân dân các dân tộc đã có những bước cải thiện căn bản, GDP bình quân đầu người năm 2007 ước đạt 365 USD/năm. Hiện tại đã cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 5%. Đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 89.500 hộ, trong đó có 29.368 hộ đói nghèo chiếm 32,81%. Hàng năm giải quyết việc làm cho 7.000 lao động.
5. Nguồn nhân lực:
Dân số: Dân số trung bình năm 2007 của tỉnh Điện Biên là 468.282 người, mật độ dân số bình quân 49 người/ km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (69 người/km2) và của cả nước (254 người/km2).
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng... Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc.
Lao động: Số lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2007 là 285.652 người chiếm 61% dân số. Hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 250.642 người, trong đó hầu hết là lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 79,5% tổng số lao động đang làm việc; lao động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6,5% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 14%. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn, khoảng 23.584 người, chiếm 8,6% tổng số lao động có khả năng lao động.
Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Điện Biên đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh.Chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện nay còn rất thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đến năm 2007 chỉ chiếm 21,4% số lao động trong độ tuổi, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và các trung tâm thị trấn huyện. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không đáng kể. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu.
Lịch âm dương
licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập190
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay508
  • Tháng hiện tại4,097
  • Tổng lượt truy cập856,505
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi